Thi công hệ thống điện nhẹ là quá trình lắp đặt và tích hợp các hệ thống điện sử dụng điện áp thấp, bao gồm CCTV, báo cháy, mạng LAN, kiểm soát ra vào, và âm thanh công cộng. Mục tiêu chính là đảm bảo an ninh, kết nối và quản lý hiệu quả cho các công trình như tòa nhà, văn phòng, nhà máy và khu công cộng. Quá trình thi công phải chính xác,tuân thủ tiêu chuẩn thi công an toàn và đồng bộ các quá trình từ khảo sát, thiết kế, thi công đến vận hành thử và bảo trì định kỳ.
Thi công hệ thống điện nhẹ là gì
Thi công hệ thống điện nhẹ là quá trình lắp đặt các hệ thống điện nhẹ trong các công trình như: tòa nhà văn phòng, nhà ở, nhà máy, khách sạn, trung tâm thương mại… Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng chuyên môn cao để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, và hiệu quả
Tiêu chuẩn thi công hệ thống điện nhẹ
Tiêu chuẩn chính:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7447 quy định về các nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện…
- Tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364 về các hệ thống lắp đặt điện.
Dưới đây là một số tiêu chuẩn khác tùy thuộc vào từng loại hệ thống điện nhẹ, có thể áp dụng thêm các tiêu chuẩn chuyên ngành khác nhau:
Tiêu chuẩn về hệ thống cáp và mạng
- Tiêu chuẩn quốc tế TIA/EIA-568 về hệ thống dây cáp và kết nối cho mạng viễn thông, bao gồm: cáp xoắn đôi (UTP), cáp quang và các loại đầu nối. Tiêu chuẩn này yêu cầu về hiệu suất cáp, khoảng cách tối đa và cách bố trí hệ thống cáp.
- Tiêu chuẩn ISO/IEC 11801 liên quan đến hệ thống cáp viễn thông, về loại cáp, đầu nối và phương pháp kiểm tra.
- Tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 dành riêng cho hạ tầng mạng trong các trung tâm dữ liệu (Data Center), quy định về thiết kế, cấu trúc cáp và bảo vệ hệ thống.
Tiêu chuẩn về an toàn điện
- Tiêu chuẩn NFPA 70 (NEC) quy định cách lắp đặt hệ thống điện một cách an toàn để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và tai nạn.
- Tiêu chuẩn IEC 60364 quy định về hệ thống lắp đặt điện áp thấp, bao gồm cả điện nhẹ, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hệ thống.
Tiêu chuẩn về hệ thống an ninh & giám sát
- Tiêu chuẩn quốc tế IEC 62676 về hệ thống CCTV yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, bảo trì và hoạt động của hệ thống camera an ninh.
- Tiêu chuẩn châu Âu BS EN 50132 về hệ thống giám sát video, giúp đảm bảo hiệu quả trong việc giám sát và bảo vệ an ninh cho các công trình.
- Tiêu chuẩn của Mỹ NFPA 72 về hệ thống báo cháy, quy định chi tiết về thiết kế, cài đặt và bảo dưỡng các thiết bị báo cháy, bao gồm cảm biến khói, chuông báo động và hệ thống phát hiện cháy.
Tiêu chuẩn về hệ thống kiểm soát ra vào
- Tiêu chuẩn BS EN 60839 về yêu cầu kỹ thuật cho việc lắp đặt đầu đọc thẻ, khóa điện tử và hệ thống điều khiển truy cập.
- Quy định ISO/IEC 27001 về các biện pháp bảo mật và quản lý hệ thống thông tin, bảo vệ dữ liệu và quyền truy cập trong các hệ thống kiểm soát ra vào.
Tiêu chuẩn về hệ thống PA
- Tiêu chuẩn IEC 60268 quy định về thiết bị âm thanh như: hệ thống loa, micro và bộ khuếch đại, nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh và độ tin cậy của hệ thống.
- Tiêu chuẩn NFPA 72 hướng dẫn về hệ thống âm thanh thông báo khẩn cấp trong các tòa nhà.
Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ
Khảo sát, lên kế hoạch, thiết kế điện nhẹ và chuẩn bị
- Khảo sát và tiến hành đo đạc, đánh giá các yếu tố như: kích thước không gian, vị trí các ổ cắm, công tắc, thiết bị điện, đường ống nước…
- Dựa trên số liệu đo đạc thực tế tiến hành lên lập bản vẽ thiết kế điện nhẹ.
- Sau đó lập kế hoạch thi công dựa trên bản vẽ thiết kế, lập kế hoạch chi tiết về các công việc, vật tư, nhân lực, thời gian thi công.
Lắp đặt ống điện
- Ống điện âm tường: xác định vị trí và chiều dài ống điện cần thiết dựa trên sơ đồ điện đã thiết kế sau đó đánh dấu, đục tường, luồn ống, cố định ống bằng các phụ kiện chuyên dụng.
- Lắp đặt ống điện âm sàn yêu cầu tính toán cẩn thận để đảm bảo hệ thống điện vừa an toàn vừa hoạt động ổn định, đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu của sàn và các hệ thống khác trong công trình.
- Máng cáp: lắp đặt máng cáp Dựa trên bản vẽ kỹ thuật, xác định vị trí lắp đặt máng cáp. Xác định chiều dài, chiều rộng và kiểu dáng máng cáp cần sử dụng.
Kéo dây điện
- Thông ống: dùng các dụng cụ chuyên dụng để thông ống điện.
- Kéo dây: kéo dây điện vào ống, đảm bảo không bị đứt, xoắn.
Lắp đặt thiết bị
- Ổ cắm, công tắc: lắp đặt các ổ cắm, công tắc vào hộp âm tường hoặc hộp nổi.
- Tủ điện: lắp đặt tủ điện, phân phối điện cho các mạch điện trong nhà.
- Thiết bị chiếu sáng: lắp đặt đèn, máng đèn, các thiết bị chiếu sáng khác.
- Một số thiết bị khác như: chuông cửa, cảm biến, camera…
Kết nối
- Nối dây: Nối các dây điện với nhau và với các thiết bị điện theo đúng sơ đồ thiết kế.
- Kiểm tra: Kiểm tra lại các kết nối để đảm bảo chắc chắn
Hoàn thiện
- Vệ sinh và dọn dẹp sạch sẽ khu vực thi công.
Nghiệm thu
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện về tính thẩm mỹ, độ an toàn, tính ổn định.
- Nghiệm thu, bàn giao công trình và hướng dẫn sử dụng cho chủ nhà.